Cách đặt tên con theo phong thủy Ngũ hành.
Sunday 23 November 2014
Bạn chuẩn bị sinh em bé và muốn tìm cho con mình một cái tên ấn tượng, hợp với mệnh của cha mẹ đồng thời theo phong thủy Ngũ hành để sự nghiệp và cuộc sống sau này của con mình luôn gặp may mắn. Vậy đặt tên như thế nào được cho là tốt?
Cách đặt tên cho con theo phong thủy Ngũ hành:
Tên hay thời vận tốt đó là câu nói quen thuộc để đề cao giá trị một cái tên hay và trên thực tế cũng đã có nhiều nghiên cứu (cả phương Đông lẫn phương Tây) chỉ ra rằng một cái tên "có ấn tượng tốt" sẽ hỗ trợ thăng tiến trong xã hội nhiều hơn. Hầu hết cha mẹ khi đặt tên cho con đều theo những nguyên tắc chung như: Ý nghĩa, Sự khác biệt và quan trọng ,Kết nối với gia đình, Âm điệu
Tên cho bé trai và bé gái khác nhau và với mỗi giới tính sẽ có ý nghĩa khác nhau như tên bé gái thường có nghĩa đẹp, hiền hậu; trong khi tên cho bé trai thì thường mang ý nghĩa mạnh mẽ, vinh quang.
Như bạn đã biết, chọn tên cho bé gái không phải là chuyện đơn giản. Ngoài việc cái tên phải hội đủ các yếu tố cần thiết nói trên thì cái tên ấy còn phải mang ít nhất là một trong những ý nghĩa như sau: Đẹp,Tao nhã, Tử tế, Quyến rũ, Tiết hạnh, đoan chính. Vậy nhiệm vụ của cha mẹ đã rõ ràng hơn rồi đấy bởi một cái tên hay và mang ý nghĩa tốt đẹp chính là niềm mong mỏi và gửi gắm xứng đáng dành cho bé yêu của bạn:
- Hãy bắt đầu bằng một số cái tên chỉ sự thông minh tài giỏi như: Anh, Thư, Minh, Uyên, Tuệ, Trí, Khoa…
- Những cái tên chỉ vẻ đẹp như: Diễm, Kiều, Mỹ, Tuấn, Tú, Kiệt, Quang, Minh, Khôi…
- Những cái tên chỉ tài lộc: Ngọc, Bảo, Kim, Loan, Ngân, Tài, Phúc, Phát, Vượng, Quý, Khang, Lộc, Châu, Phú, Trâm, Xuyến, Thanh, Trinh…
- Những cái tên chỉ sức mạnh hoặc hoài bão lớn (cho bé trai): Cường, Dũng, Cương, Sơn, Lâm, Hải, Thắng, Hoàng, Phong, Quốc, Việt, Kiệt (tuấn kiệt), Trường, Đăng, Đại, Kiên, Trung…
- Những cái tên chỉ sự nữ tính, vẻ đẹp hay mềm mại (cho bé gái): Thục, Hạnh, Uyển, Quyên, Hương, Trinh, Trang, Như, An, Tú, Hiền, Nhi, Duyên, Hoa, Lan, Diệp, Cúc, Trúc, Chi, Liên, Thảo, Mai…
Vậy với một xuất phát điểm từ ý nghĩa cái tên, bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để lựa cho con mình những cái tên "trong tầm ngắm".
- Tên bao gồm 3 phần là phần họ, đệm và tên. 3 phần này trong tên đại diện cho Thiên – Địa – Nhân tương hợp.
Phần họ đại diện cho Thiên, tức yếu tố gốc rễ truyền thừa từ dòng họ.
Phần đệm đại diện cho Địa tức yếu tố hậu thiên hỗ trợ cho bản mệnh.
Phần tên đại diện cho Nhân tức là yếu tố của chính bản thân cá nhân đó.
Thiên – Địa – Nhân phối hợp phải nằm trong thế tương sinh. Mỗi phần mang một ngũ hành khác nhau, việc phối hợp phải tạo thành thế tương sinh, kỵ tương khắc. Ví dụ như Thiên = Mộc, Địa = Hoả, Nhân = Thổ tạo thành thế Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim là rất tốt. Nếu Thiên = Mộc, Địa = Thổ, Nhân = Thuỷ tạo thành thế tương khắc là rất xấu. Yếu tố này cũng có thể nói gọn là tên phải cân bằng về Ngũ Hành.
- Tên nên cân bằng về mặt Âm Dương, những vần bằng (huyền, không) thuộc Âm, vần trắc (sắc, hỏi, ngã, nặng) thuộc Dương. Trong tên phải có vần bằng, trắc cân đối, kỵ thái quá hoặc bất cập. Ví dụ như Thái Phú Quốc quá nhiều vần trắc, Dương cường, Âm nhược nên luận là xấu. Tên Thái Phú Minh luận là Âm Dương cân bằng nên tốt hơn.
- Yếu tố rất quan trọng của tên ngoài việc cân bằng về Âm Dương, Ngũ Hành còn phải đảm bảo yếu tố hỗ trợ cho bản mệnh. Ví dụ, bản mệnh trong Tứ Trụ thiếu hành Thuỷ thì tên phải thuộc Thuỷ để bổ trợ cho mệnh, vì thế tên phải đặt là Thuỷ, Hà, Sương,…
- Tên còn cần phối hợp tạo thành quẻ trong Kinh Dịch, quẻ phải tốt lành như Thái, Gia Nhân, Càn, tránh những quẻ xấu nhiều tai hoạ rủi ro như quẻ Bĩ, Truân, Kiển,…Quẻ cũng cần phối hợp tốt với Âm Dương Bát Quái của bản mệnh.
- Tên cần hợp với bố mẹ theo thế tương sinh, tránh tương khắc. Ví dụ: Bố mệnh Thủy, mẹ mệnh Hỏa có thể chọn tên cho con mệnh Mộc (Thủy sinh Mộc) hoặc Thổ (Hỏa sinh Thổ), những cái tên bị bản mệnh bố mẹ khắc thường vất vả hoặc không tốt.
Comments[ 0 ]
Post a Comment