Nằm mơ thấy mình bị giết là điềm lành hay ác?
Sunday, 15 March 2015
Ngủ mê thấy bị giết hại cho thấy áp lực trong cuộc sống gần đây trĩu nặng, thường có các hiện tượng như mâu thuẫn về tâm lý, đấu tranh tâm lý, trong lòng bất an, tâm tư lo lắng, tìm cảm thay đổi, công việc không như ý muốn,..Làm căng thẳng thần kinh, cảm giác u uất không thể giải tỏa được, “đối tượng” tìm giết hại mình trong cơn mê thực ra chính là nguồn gốc của áp lực, có lúc do tư thế ngủ không thoải mái như mũi bị đè vào gối, nằm sấp áp ngực xuống giường gây tức ngực,… Cũng gây ác mộng. Nửa đêm có ác mộng, có nghĩa là đêm tối lẫn sự ức chế cùng xuất hiện, càng gây cảm giác mê hoặc không phương hướng. Còn kết cục cuối cùng của cơn ác mộng, tượng trưng hướng giải quyết áp lực của người ngủ mê, hoặc là một phản ứng tâm lý với vấn đề cần phải giải quyết. Phần lớn thấy ác mộng này, là do áp lực quá lớn trong cuộc sống hàng ngày. Vậy theo thế giới tâm linh, nằm mơ thấy mình bị giết là điềm lành hay ác? Chúng ta cùng khám phá nhé.
Giải mã - Ý nghĩa giấc mơ thấy mình bị giết.
Mê thấy bị hại, bản thân bỏ chạy: áp lực trong cuộc sống quá lớn, vẫn chưa tìm ra đầu mối giải quyết, bản thân không biết phải làm gì, trong lòng khó xử, không dám đối diện, hoặc bản thân cũng không muốn đối mặt, nên tâm lý tiêu cực nhất là trốn tránh.
Mê thấy bị hại, bản thân chiến đấu lại: biểu thị có áp lực, có vấn đề khó xử nhưng dũng cảm đối mặt, bản thân đã tìm ra hướng giải quyết và đang tích cực thử, kỳ vọng sẽ giải quyết được.
Mê thấy bị hại, bản thân ẩn nấp hay giả chết: biểu thị có áp lực, nhưng chưa biết xử trí, nên chọn trạng thái “bơ” vờ như không biết.
Mê thấy bị hại, bản thân bị cắn hay bị giết: biểu thị bản thân không đủ sức chống trả với áp lực, hoặc không tìm ra hướng giải quyết.
Mê thấy bị hại, bản thân không sợ, mà chỉ thấy kỳ lạ: cuộc sống thường ngày quá đơn điệu, bản thân thấy vô vị, cần một sự đột phá.
Mê thấy bị hại, muốn chạy mà không chạy được: biểu thị có áp lực, và bản thân nhận thấy mình không đủ năng lực để đối mặt, chỉ đứng im bất động nhìn vấn đề xảy ra. Hoặc có thể do tư thế khi ngủ không khoa học, gây ức chế dẫn đến mê và cảm thấy không thể bỏ chạy.
Mê thấy bị hại, tìm cách hòa giải với đối phương: biểu thị sự nhắc nhở bản thân nên tìm cách hòa giải với vấn đề trong cuộc sống.
Mê thấy mình nửa như chết, nửa như sống: biểu thị sự mong muốn quên lãng từ nội tâm, rất muốn giải thoát khỏi áp lực hiện tại.
Mê thấy bị hại, sợ bị chết kèm theo đau đớn: có thể trong cuộc sống gần đây có rắc rối, làm tâm lý căng thẳng, nhắc nhở bản thân là sự việc đã xảy ra, cần chú ý tìm hướng giải quyết.
Chuyên gia tâm lý hóa giải:
Bị hại, bị truy đuổi là một áp lực trong cuộc sống, hoặc căng thẳng từ nội tâm. Nếu mê thấy người, động vật, hay một vật cụ thể nào đó bức hại, thì đó là nguồn gốc quan trọng để phá giải, nguồn gốc áp lực đa phần sẽ liên quan. Nhưng nếu mê thấy những thứ mơ hồ, không rõ ràng hại mình, thì sẽ khó luận giải nguồn gốc để xử lý. Vì thế, nếu cơn ác mộng lặp lại, hãy cố gắng dụng tâm và bình tĩnh để xem, khủng hoảng tâm lý hay từ áp lực nội tâm bắt nguồn từ đâu, phải dũng cảm đối mặt với sự thật mới có thể giải quyết được.
Truy tìm đối tượng:
Khi tỉnh lại, cố gắng nhớ lại người hay vật trong cơn ác mộng, việc giải mộng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu mê thấy ông chủ hay đồng nghiệp, có nghĩa là áp lực đến từ công việc hay môi trường làm việc; nếu mê thấy trẻ nhỏ hay người nhà, có nghĩa là áp lực đến từ gia đình.
Nhưng nhiều lúc, người “truy sát” mình trong lúc ngủ lại chính là hóa thân của bản thân mình, nên bạn mới không thể thoát được. Sự hóa thân này chính là bản năng của bạn, như cảm giác trách nhiệm, cảm giác đạo đức,… Đa phần trường hợp này, trong cơn mê bạn không thể trốn tránh được, khi đó bạn cần hồi tưởng lại kết cục (hay đoạn kết) của cơn mê.
Kết thúc cơn mê:
Có thể bạn bỏ chạy mãi không được, cuối cùng bị hại hoặc sắp bị hại mà tỉnh dậy, biểu thị hàng ngày bạn đè nén bản năng của mình, đến một lúc sự đè nén lớn dần, gây ra sự phản kháng của cơ thể, biểu hiện ra thành cơn ác mộng.
Quá trình mê:
Quá trình bỏ chạy thế nào trong cơn mê cũng là đầu mối để hóa giải. Có người thấy mình luôn muốn chạy nhưng không chạy được, thế là muốn nhảy, có người còn muốn bay lên, nhưng lại bị tóm lại. Sợ thiệt là sợ. Cơn mê cho thấy người ngủ mê muốn dùng phương thức huyễn hoặc ảo tưởng (bay lên) để trốn tránh sự thực, nhưng vẫn bị lôi về thực tế.
Ác mộng với phong thủy:
Theo quan điểm của phong thủy, gặp ác mộng thường do hướng ngủ không thích hợp, trái với quy luật tự nhiên,… như nằm dưới xà nhà, nằm trên khu đất xấu, hướng đầu ra cửa hay cửa sổ, hướng đầu vào toa-lét,….
Xét về tác nhân bên ngoài (khách quan): giường đệm để bề bộn, gối quá cao, chăn quá mỏng, tư thế ngủ gây chèn ép các bộ phận cơ thể, nhất là bị tức ngực hay vùng bụng, hướng ngủ bị ảnh hưởng của từ trường trái đất, hay một số bệnh tật trong cơ thể,…
Xét về tác nhân bên trong (chủ quan): áp lực trong cuộc sống hay học tập, ảnh hưởng của phim hay tiểu thuyết, sự việc xảy ra xung quanh,…
Vậy sao mà ngủ mê được? Đến nay thì khoa học cũng chưa có câu trả lời thỏa mãn được, nhưng có hai điều thì chắc chắn: (1) một là tác động của ngoại cảnh gây mê, các kích thích đột xuất có thể gây mê như âm thanh chói tai, nguồn sáng mạnh,… làm người ngủ bật dậy dẫn đến ác mộng sau này; (2) hai là nghĩ nhiều thành bệnh, ban ngày nghĩ ngợi nhiều nên tối ngủ mê. Xét từ hai điểm trên, chúng ta có thể thấy, nguyên nhân gây ác mộng tối thiểu có hai điều sau:
– Có một số căn bệnh chưa phát hiện: khi cơ thể có bệnh, mầm bệnh, nhưng tác động nhỏ bé ban đầu tuy ta chưa thể cảm nhận được, nhưng có thể tác động đến vỏ đại não gây hưng phấn thần kinh, từ đó gây ác mộng.
– Ban ngày có những áp lực lớn, khổ đau, dày vò, lo lắng, cẳng thẳng,… mà chưa giải quyết được, tối đến do đè nến thần kinh mà hình thành ác mộng.
Hóa giải ác mộng:
– Giường chiếu gọn gàng, tránh chỗ gió lùa, tránh hướng đầu ra cửa, hay hướng vào toa-lét,…
– Tránh những lo lắng không cần thiết, tĩnh tâm trước khi đi ngủ. Đang làm việc, học hành khuya hay xem phim ảnh xong, không nên đi ngủ ngay, vì có thể đầu óc vẫn căng thẳng. hãy ngồi thiền tĩnh tâm khoảng 10 phút, không suy nghĩ gì rồi hãy đi ngủ. Có thể uống cốc sữa ấm hoặc nghe nhạc nhẹ thư giãn.
– Học cách tự ám thị, với tư duy tích cực. Nở nụ cười thoải mái trước khi lên giường đi ngủ.
– Chữa khỏi bệnh nếu có. Nhưng nhớ là không uống thuốc bừa bãi, hãy đi khám và làm theo chỉ dẫn của bác sỹ.
– Giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Tích cực chủ động giải quyết, không né tránh. Tạo mối quan hệ tốt với hàng xóm, với đồng nghiệp, tránh những tranh cãi không cần thiết.
Comments[ 0 ]
Post a Comment